Chóng Mặt Trượt Chân, Té Ngã, Tác Hại Của Thiếu Ngủ - Mất Ngủ Ở Người Già
- Người viết: Nhi lúc
- Giấc ngủ và Sức khỏe
Mất ngủ là căn bệnh luôn mang đến nhiều tiêu cực cho cuộc sống của mọi người. Tác hại của thiếu ngủ, gây nên hàng loạt căn bệnh có mức độ nghiêm trọng khác nhau, làm thay đổi tâm trạng, suy giảm trí nhớ, miễn dịch bị ức chế, mất cân bằng thể chất và hàng loạt những vấn đề khác.
Mất ngủ ở người già, nguy cơ té ngã và các chấn thương do té ngã có thể xảy ra ở bất kỳ ai bị thiếu ngủ. Người cao tuổi có nguy cơ té ngã do mất ngủ cao hơn, những chấn thương để lại di chứng hoặc mất nhiều thời gian mới có thể bình phục. Tình trạng té ngã làm tổn thương cơ thể, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị và phục hồi.
Té ngã liên quan đến mất ngủ như thế nào?
Té ngã là tình trạng rủi ro đáng lo ngại ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi, nhất là mất ngủ ở người già, mất ngủ ở người cao tuổi. Các tai nạn té ngã luôn để lại hậu quả cho sức khỏe nạn nhân, gây trì trệ công việc, giảm thu nhập và còn mất đi một khoảng tiền lớn để điều trị. Ở Mỹ có đến 25% người trên 65 tuổi có nguy cơ té ngã do mất ngủ. Người ta tin rằng mất ngủ có thể dẫn đến té ngã bất cứ lúc nào, những dấu hiệu báo trước rất nhanh và chúng ta không kịp phòng ngừa.
Mất ngủ ở người già – một số yếu tố kết hợp gây mất ngủ té ngã như:
- Kiến trúc giấc ngủ thay đổi: Khi càng lớn tuổi, các tế bào thần kinh trong não điều chỉnh giấc ngủ bắt đầu chết dần đi. Tuyến tùng chịu trách nhiệm tạo ra melatonin bắt đầu co lại và giảm hormone buồn ngủ. Các vấn đề này gặp phổ biến ở đối tượng tiền mãn kinh hoặc hậu mãn kinh. Những đối tượng khác đang có vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, tim mạch, viêm khớp, phì đại tuyến tiền liệt, suy bàng quang, vấn đề về hô hấp, chứng ngưng thở khi ngủ,…đều có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ gây mất ngủ ở người già.
- Cảm xúc khó kiểm soát: Như chúng ta được biết, cảm xúc nắm một phần quyết định giấc ngủ ngon hay tệ. Người càng cao tuổi càng phải đối mặt với nhiều trở ngại trong cuộc sống dẫn đến cảm xúc buồn lo, đau khổ, tác động tiêu cực đến giấc ngủ.
- Một ví dụ điển hình trong việc biến đổi tâm lý ở người già đó là giai đoạn trước và sau khi nghỉ hưu. Họ thường xuyên phải đối mặt với các câu hỏi tự vấn bản thân như: Làm gì? Ra sao? Phải như thế nào? Cảm giác lo lắng và đau buồn làm khổ người già khi họ mất người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Vấn đề về tài chính cũng gây căng thẳng, nếu không giải quyết ổn thỏa có thể dẫn đến trầm cảm gây mất ngủ ở người già.
- Một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc huyết áp,…đều có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tâm lý của họ.
Mất ngủ thường gây nên các vấn đề sau:
- Giảm sự tỉnh táo
- Suy giảm tư duy trí lực
- Mất trí nhớ
- Làm chậm quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin
- Ghi nhớ hoặc nhận thức sai lệch
- Không thể kiểm soát tốt tâm trạng
- Ức chế miễn dịch
- Cảm nhận sự sụt giảm về thể lực rõ rệt
Chính những tác động tiêu cực đó của mất ngủ khiến chúng ta dễ bị té ngã hơn nhất là mất ngủ ở người già, người cao tuổi. Mất trí nhớ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, quá trình di chuyển hoặc làm việc trong trạng thái mơ hồ, phản ứng cơ thể chậm hơn là nguyên nhân dẫn đến mất thăng bằng, trượt hoặc té gây chấn thương.
Ở người cao niên, mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây té ngã. Việc tập thể dục ở người cao tuổi là phương pháp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể nhằm tránh phải những té ngã. Tuy nhiên thiếu ngủ lại khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi và lười vận động, tăng nguy hiểm mất ngủ ở người cao tuổi và giảm chất lượng cuộc sống của người cao niên.
Tác hại của thiếu ngủ gây té ngã ở người già
Thiếu ngủ chóng mặt, một vài trường hợp trượt và té ngã để lại hậu quả nặng nề trong đó có tình trạng gãy xương. Gãy xương hông và xương đùi do té ngã tăng 20 – 25% ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Bên cạnh đó tình trạng té ngã còn làm gãy xương cánh tay, cổ tay, mắt cá chân hoặc các chấn thương vùng đầu nghiêm trọng. Việc té ngã đáng lo sợ nhất là làm tổn thương vùng đầu, nơi vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai. Những ai đang sử dụng thuốc làm loãng máu cực kỳ nguy hiểm nếu bị tổn thương đầu do té ngã. Nếu xảy ra tình trạng trượt và té, vết thương hở hay vết thương kín đều đáng lo ngại và cần phải tìm đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm chuyên môn nhằm kịp thời điều trị.
Một số thống kê về mất ngủ ở người già gây té ngã:
- Trong năm cú ngã sẽ có một cú ngã gây hậu quả nghiêm trọng như gãy xương
- Có khoảng 3 triệu người từ 65 tuổi trở lên được ghi nhận trong khoa cấp cứu vì chấn thương liên quan đến té ngã mỗi năm do tác hại của thiếu ngủ, mất ngủ ở người già gây ra.
- Hơn 800.000 bệnh nhân mỗi năm phải nhập viện vì chấn thương do ngã, có thể gây gãy xương hoặc chấn thương vùng đầu
- Hơn 300.000 người trên 65 tuổi nhập viện do gãy xương hông mỗi năm
- Hơn 95% gãy xương hông là kết quả của té ngã do thiếu ngủ gây ra. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây chấn thương sọ não hàng đầu.
- Một số chấn thương không gây hại xương hoặc đầu cũng để lại tổn thương về mặt tinh thần, gây hoảng sợ, các cơn đau nhức cơ thể là không thể tránh khỏi. Nạn nhân của té ngã phải mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe và giảm bớt nỗi sợ.
Bên cạnh những tác hại của thiếu ngủ như chấn thương và mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng, người bị té ngã còn phải tốn một số chi phí lớn cho việc điều trị, ăn uống nghỉ dưỡng và không thể đi làm. Trong năm 2015, tổng chi phí y tế liên quan đến té ngã vượt qua 50 tỷ đô la và tiếp tục tăng lên trong 20 năm tới (theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ). Đối với người về hưu, chi phí chữa bệnh là điều đáng lo ngại bởi họ không còn có nguồn thu nhập định kỳ như trước đây. Điều này phát sinh thêm sự căng thẳng, bất ổn tâm lý, nguy cơ mất ngủ ở người cao tuổi tăng lên.
Ngăn ngừa tác hại của thiếu ngủ gây trượt chân và té ngã
Bất cứ sự cố nào xảy ra đều có nguyên nhân và cách phòng tránh. Thiếu ngủ chóng mặt, trường hợp trượt chân và té ngã có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng trước tiên ngoài tác hại của thiếu ngủ, chúng ta cần xây dựng môi trường sinh sống thật hoàn hảo, nhất là từ chính phòng ngủ.
Bước đầu tiên để tránh té ngã là xung quanh phòng ngủ, cần phải làm những việc như sau:
- Xây dựng và bố trí phòng ngủ an toàn: Nên sắp xếp đồ đạc một cách an toàn, loại bỏ những vật dụng dư thừa, những tấm thảm có khả năng trơn trượt hoặc khiến bạn vấp ngã. Bố trí thêm tay cầm trong phòng tắm, nhà vệ sinh hoặc xung quanh lối đi cần thiết để tạo điểm thăng bằng vững chắc.
- Chiếu sáng không gian sinh sống: Ngoại trừ những lúc đi ngủ thì không gian sống cần phải có đủ ánh sáng chiếu vào giúp tầm nhìn tốt hơn, không gian thoáng đãng và dễ chịu. Có thể sử dụng đèn điện thay thế ánh sáng tự nhiên, đảm bảo những nơi gồ ghề hoặc được thiết kế đặc biệt phải được chiếu sáng tốt. Vấp ngã ở khu vực cầu thang được xem là tai nạn nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong.
- Ra khỏi giường từ từ: Huyết áp của bạn thường thấp hơn khi ngủ do đó nếu đột ngột ra khỏi giường có thể khiến bạn bị chóng mặt và mất thăng bằng.
- Sử dụng thiết bị thông minh: Các thiết bị hỗ trợ hiện đại ngày nay có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và cảnh báo nguy hiểm. Chúng có thể phát ra thông báo nhờ sự giúp đỡ nếu bạn bị ngã, đây là sản phẩm cần thiết cho những người cao tuổi khi phải ở nhà một mình.
- Thăm khám và điều trị: Việc tìm đến các chuyên gia trị liệu thường xuyên là điều cần thiết. Họ sẽ cùng bạn thảo luận về nguy cơ té ngã, cách xử lý sau khi gặp tai nạn, các loại thuốc cần phải có và giúp bạn có chiến lược tốt bảo vệ bản thân luôn được an toàn.
Để phòng ngừa té ngã một cách tận gốc, chúng ta cần phải có một sức khỏe dồi dào và để làm được điều đó, trước tiên giấc ngủ phải được chú trọng. Chất lượng giấc ngủ quyết định rất nhiều đến sự tập trung và tỉnh táo của bộ não, khi đó não bộ sẽ điều khiển và giúp ta thoát khỏi những nguy hiểm do té ngã gây ra.
Để cải thiện giấc ngủ, ta nên thực hiện những điều cơ bản như:
- Xây dựng thời gian thức và ngủ: Cố gắng duy trì thời gian thức và ngủ ở cùng một thời điểm mỗi ngày, khi đó cơ thể sẽ được cài đặt lại và tự động buồn ngủ hoặc thức dậy đúng như mong muốn. Phải mất một thời gian dài để có thể làm được điều đó. Thời gian đầu bạn có thể sử dụng đồng hồ báo thức để có thể ngủ và thức đúng giờ. Hãy thư giãn trước khi lên giường ngủ bằng cách nghe vài bản nhạc êm dịu, uống sữa ấm hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
- Loại bỏ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng từ các thiết bị điện tử báo hiệu đến tuyến tùng hạn chế sản xuất melatonin, ức chế cơn buồn ngủ của bạn. Các chương trình hồi hợp, kinh dị hoặc bạo lực có thể khiến bạn mất ngủ.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ: Phòng quá lạnh hoặc quá nóng có thể phá vỡ sự thoải mái, cản trở giấc ngủ sâu của bạn. Hãy tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp với thời tiết nơi bạn đang sinh sống và tạo cho bạn sự thoải mái.
- Tập thể dục: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên không nên tập thể dục hoặc vận động quá sức trước khi đi ngủ
- Ăn uống khoa học: Không nên ăn quá no hoặc để bụng đói đi ngủ. Nên cung cấp một lượng thức ăn vừa đủ vào buổi chiều. Ăn quá nó trước khi ngủ làm bạn tỉnh táo hơn hoặc gây đầy bụng, chướng bụng rất khó chịu. Nếu cảm thấy đói trước khi ngủ, hãy sử dụng chuối, các loại hạt hoặc phô mai vì trong chúng có chứa tryptophan giúp giấc ngủ đến sớm hơn, ngủ ngon hơn.
- Tránh các chất kích thích: Cafein được tìm thấy trong trà, cà phê, sô cô la, là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo. Một số loại thuốc như thuốc thông mũi cũng chứa chất kích thích. Nước tăng lực cũng là một trong những loại nước cần phải tránh trước khi đi ngủ.
- Tránh uống rượu, bia: Rượu có thể khiến bạn rơi vào tình trạng nghiện bia rượu và khiến gián đoạn đồng hồ sinh học trong cơ thể, rút ngắn thời gian ngủ, gia tăng sự mệt mỏi của cơ thể.
- Tránh ngủ nhiều vào ban ngày: Ngủ trưa hoặc chiều quá nhiều khiến giấc ngủ ban đêm trễ hơn, không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.
- Cân nhắc khi dùng Melatonin: Melatonin là một trợ thủ đắc lực giúp giấc ngủ ngon hơn, thiết lập lại đồng hồ của thể. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm tác dụng sau một thời gian sử dụng. Nên bổ sung Melatonin bằng các loại thực phẩm tự nhiên.
Kết luận:
Sức khỏe tốt làm tăng chất lượng cuộc sống và để có được điều đó, bản thân chúng ta cần phải duy trì lối sống lành mạnh. Các bài tập thể dục, chế độ ăn uống và giấc ngủ đều có thể tác động tích cực đến sức khỏe.
Một giấc ngủ ngon sẽ có tác động rất lớn đến những ngày kế tiếp. Việc thay đổi đồng hồ sinh học trong cơ thể một cách đột ngột không theo mô hình giấc ngủ của con người có thể khiến cơ thể trở nên suy sụp. Tác hại của thiếu ngủ, té ngã có thể là kết quả trực tiếp của giấc ngủ bị gián đoạn. Mất ngủ ở người già, mối liên hệ giữa một giấc ngủ ngon và tránh chấn thương do té ngã là điều quan trọng cần phải hiểu và càng phải được chú trọng ở những người cao tuổi, có nguy cơ mất ngủ kéo theo té ngã gây chấn thương nhiều nhất.