Nghiện Làm Việc Ảnh Hưởng Đến Giấc Ngủ Như Thế Nào? Phòng Tránh Tác Hại Của Làm Việc Quá Sức

Nghiện Làm Việc Ảnh Hưởng Đến Giấc Ngủ Như Thế Nào? Phòng Tránh Tác Hại Của Làm Việc Quá Sức

Thực trạng hiện nay cho thấy đối tượng tham công tiếc việc, nghiện công việc dẫn đến làm việc quá sức ngày càng gia tăng. Lượng công việc họ phải đối mặt ngày càng cao trong khi không có thời gian dành cho giấc ngủ. Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, giảm năng suất làm việc. Đồng tiền và giấc ngủ luôn trái ngược nhau. Muốn có nhiều tiền không ít người đã đánh đổi giấc ngủ để có nhiều thời gian làm việc hơn. Một số nghề nghiệp có thời gian làm việc thường thay đổi ca sáng và tối hoặc số ít phải làm việc suốt đêm là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu dịch tễ học chú ý về chất lượng giấc ngủ và sức khỏe sau này.

 Đừng nghĩ làm việc ban đêm và ngủ vào ban ngày lâu dần sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng vẫn âm thầm rút ngắn tuổi thọ nếu không được điều chỉnh giấc ngủ hoàn hảo hơn với những người nghiện công việc.
Những người nghiện công việc thường không quan tâm đến vấn đề ngủ 9 tiếng hay ngủ 5 tiếng mỗi đêm. Họ làmviệc quá sức suốt 7 ngày một tuần và đối mặt với căng thẳng, áp lực là điều không thể tránh khỏi.

Tham công tiếc việc là gì? workaholic là gì?

Tham công tiêc việc hay Workaholic là gì? Một người thành công trong công việc được đánh giá là những người chăm chỉ và có thái độ làm việc tích cực. Nó khác với những người tham công tiếc việc hay nói ngắn gọn hơn là nghiện công việc. Đôi khi nghiện làm việc không mang lại kết quả tốt và sự thành công nhanh như họ vẫn nghĩ. Những người nghiện công việc có một thời gian cực kỳ khó khăn khi tách mình ra khỏi công việc. Họ bị ám ảnh về công việc, làm việc quá sức và từ chối dành thời gian nghỉ ngơi.
Người nghiện công việc luôn sẵn sàng nhận công việc về mình và khi không kiểm soát được khối lượng công việc, các đối tượng này có xu hướng bỏ qua các khía cạnh khác trong xã hội như gia đình, giao tiếp và cả giấc ngủ. Tham công tiếc việc không mang lại kết quả tốt như họ mong đợi, nhiều bằng chứng cho thấy khi làm việc liên tiếp và không có thời gian nghỉ ngơi, bộ não sẽ trở nên ì ạch hơn, kém sự nhạy bén để giải quyết công việc.
Một cuộc khảo sát về 8.600 công nhân Canada cho thấy mất ngủ do làm việc quá sức là nguyên nhân gây căng thẳng chính trong cuộc sống của họ và không nhiều người thừa nhận mình là người tham công tiếc việc.

Hậu quả của người nghiện công việc, tham công tiếc việc, làm việc quá sức

Hậu quả của tham công tiếc việc
Tham công tiếc việc rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn âu lo, tái phát cơn đau đầu và đau dạ dày.

Hậu quả tiêu cực ở những người nghiện công việc dễ thấy và chiếm tỷ lệ cao nhất chính là phá vỡ giấc ngủ, suy nhược cơ thể, kiệt sức và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Không có gì lạ khi những người nghiện công việc, tham công tiếc việc rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn âu lo, tái phát cơn đau đầu và đau dạ dày.
Nghiện làm việc rất nguy hiểm vì đó là một chu kỳ. Họ càng làm việc, họ càng kiệt sức, căng thẳng và không khỏe mạnh. Kết quả là, họ làm việc kém hiệu quả hơn, điều đó buộc họ phải dành nhiều thời gian hơn để bắt kịp.

Các thiết bị điện tử hỗ trợ công việc hiện nay là điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị thu phát sóng đều có khả năng gây tập trung và tỉnh táo. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử gây rối loạn giấc ngủ ở những người nghiện công việc hoặc không nghiện công việc.
Một nghiên cứu trên 500 nhân viên bệnh viện cho thấy những đối tượng tham công tiếc việc có nhiều hành vi rủi ro hơn so với những người làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nghiện công việc, tham công tiếc việc, làm việc quá sức khiến họ trải qua giấc ngủ kém chất lượng hơn, mệt mỏi khi thức giấc và buồn ngủ cả khi đang lái xe. Để tỉnh táo và duy trì làm việc nhiều người đã tìm đến cafein và rượu nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn cả.
Thật tồi tệ khi thiếu ngủ gây trầm trọng hơn tất cả mọi vấn đề người nghiện công việc có thể gặp phải.

Nghiện công việc, làm việc quá sức và thiếu ngủ

Nghiện công việc và thiếu ngủ
Người tham công tiếc việc có xu hướng bỏ qua thời gian ngủ và tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc ngày càng gia tăng

Nghiên cứu về các vấn đề giấc ngủ được thực hiện năm 2008, 2012 và 2018 cho thấy các đối tượng tham công tiếc việclàm việc quá sức có xu hướng bỏ qua thời gian ngủ và tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc ngày càng gia tăng. Những người thiếu ngủ phải chịu nhiều tai nạn liên quan đến công việc, các vấn đề về cơ bắp, các vấn đề về lưng, các vấn đề về tập trung và bệnh tim.

Các vấn đề về giấc ngủ thường hay gặp ở người nghiện công việclàm việc quá sức như sau:

1. Mất ngủ

Mất ngủ là trạng thái khó khăn mỗi khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, đôi khi phải trải qua những đêm thức trắng. Người mất ngủ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và giảm chức năng nhận thức vào ban ngày. Mất ngủ kéo dài trong một khoảng thời gian là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm.
Một nghiên cứu được trích dẫn trong Sức khỏe Công nghiệp năm 2005 cho thấy những người mất ngủ ở Hoa Kỳ có tỷ lệ trì hoãn công việc trung bình hằng tháng cao hơn 1,4 lần so với người không gặp vấn đề về giấc ngủ. Một số liệu từ Ủy ban Quốc gia về Rối loạn giấc ngủ cho thấy chứng mất ngủ tại nơi làm việc khiến nền kinh tế Mỹ mất từ 92 đến 107,5 tỷ USD mỗi năm khi lượng công nhân vắng mặt, mất năng suất, sai phạm khi làm việc hoặc gặp tai nạn. Những người càng nghiện công việc, tham công tiếc việc, làm việc quá sức thì trạng mất ngủ càng cao gây rối loạn các chức năng ban ngày.

Thêm một nghiên cứu tập trung vào những người làm việc nhiều hơn 60 giờ/tuần tại bệnh viện cựu chiến binh cho thấy hơn 76% người có vấn đề về rối loạn giấc ngủ trong đó có mất ngủ. Các đối tượng thường có giấc ngủ bị rút ngắn quá mức cho phép hay gặp các hành vi bất thường trong khi ngủ là chứng mộng du, ác mộng, chứng run khi ngủ.

2. Buồn ngủ vào ban ngày

nghiện công việc buồn ngủ vào ban ngay
Tham công tiếc việc, mất giấc ngủ đêm sẽ gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức

Dĩ nhiên đối với những người tham công tiếc việc, mất giấc ngủ đêm sẽ gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS). Buồn ngủ ban ngày quá mức là kết quả có chứng mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác. Những người bị EDS có mức năng lượng thấp suốt một ngày dài khiến họ cảm thấy mệt mỏi quá mức. Đôi khi những người không nghiện công việc, đi ngủ đúng giờ nhưng vì một số lý do nào đó làm giấc ngủ bị gián đoạn và không thực hiện được giấc ngủ sâu cũng là nguyên nhân gây buồn ngủ vào ban ngày.
Một nghiên cứu trên 600 y tá Nhật Bản cho thấy những người có xu hướng tham công tiếc việc, làm việc quá sức thực sự có buồn ngủ ban ngày quá mức, khó thức dậy vào buổi sáng và cảm giác thiếu ngủ chủ quan.

3. Mệt mỏi kéo dài

làm việc quá sức
Mất ngủ và mệt mỏi kéo dài do làm việc quá sức

Giải quyết một lượng công việc quá sức gây mất ngủ và mệt mỏi kéo dài cho cơ thể. Điều này được ví như khi bạn liên tục di chuyển trong một khoảng thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi thích hợp. Sự phản ánh mà cơ thể gửi đến bạn là sự mệt mỏi, đôi khi là các triệu chứng đau nhức. Dưới sự làm việc quá sức liên tục, cơ thể không có cơ hội phát triển các kiểu sinh học thường xuyên và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.
Rõ ràng có sự tương đồng với tác động của căng thẳng đối với các kiểu ngủ, nhưng nó không chỉ là căng thẳng gây ra rối loạn giấc ngủ. Quá nhiều kích thích – hyperarousal – là một nguyên nhân có nhiều khả năng. Vấn đề này càng khó giải quyết ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên, họ rất khó để thay đổi sinh hoạt, làm việc và gần như không có thời gian thư giãn ban đêm sau khi làm việc quá độ.

Mẹo ngủ ngon cho những người nghiện công việc

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên chúng ta nên có lượng công việc phù hợp để duy trì giấc ngủ, tránh làm việc quá sức.. Tuy nhiên trong một số trường hợp muốn hay không muốn thì chúng ta vẫn phải làm việc lấn áp quá thời gian ngủ. Vấn đề đôi khi không do ta quyết định, các doanh nghiệp cần xem xét lại chế độ làm việc và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên. Đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên cũng là cách duy trì doanh thu của doanh nghiệp, đó là quyền lợi và trách nhiệm.
Trước mắt, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ do nghiện công việc, tham công tiếc việc các bạn cần áp dụng một số phương pháp sau:

Thực hiện lịch trình thức và ngủ thường xuyên

mẹo ngủ ngon cho người nghiện công việc
Thực hiện lịch trình thức và ngủ thường xuyên

Thức và ngủ cùng một thời điểm mỗi ngày, kéo dài trong một khoảng thời gian giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và khiến bạn nhận ra khi nào đến giờ đi ngủ và thức dậy. Việc thực hiện bước đầu không tránh khỏi những khó khăn nhất định, bạn có thể sử dụng đồng hồ báo thức để kiểm soát thời gian tốt hơn.
Dành ra ít nhất 7 giờ mỗi đêm cho giấc ngủ nếu muốn sức khỏe ngày càng tốt hơn.

Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt

Những người nghiện công việctham công tiếc việc luôn làm việc quá sức cần phải tránh các chất chứa cafein và nicotin vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ. Dấu hiệu buồn ngủ là cần thiết để chúng ta lên giường và thư giãn toàn bộ cơ thể, đừng cố tìm cách trì hoãn giấc ngủ.
Hạn chế tiếp xúc với điện thoại, máy tính và di dời bàn làm việc sang một nơi khác ngoài phòng ngủ. Nên nhớ phòng ngủ chỉ dành cho việc ngủ và tình dục.
Chế độ ăn uống là luyện tập thể thao là hết sức cần thiết cho bất cứ ai. Nếu bạn là người có quá nhiều công việc và không thể đến phòng tập, hãy thử đi bộ vài vòng quanh nhà, chạy bộ ở cầu thang hoặc áp dụng vài động tác Yoga phù hợp.
Tắt hết đèn, để điện thoại hoặc các thiết bị phát ra âm thanh xa phòng ngủ vì chúng có thể gây mất tập trung và khó ngủ hơn

Thư giãn trước khi ngủ

Tạm gác công việc sang một bên, thư giãn cơ thể lẫn tinh thần bằng cách nghe một vài bản nhạc cho người mất ngủ nhẹ nhàng. Đi tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng.
Nếu cảm thấy đói bụng các bạn có thể uống một ly sữa ấm, một trái chuối hoặc trứng gà luộc để có thể ngủ ngon hơn.

Lập danh sách việc cần làm

Thời khóa biểu việc làm giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh lượng công việc tốt hơn. Hãy dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân để sắp xếp thời gian xử lý công việc phù hợp. Không nên dồn dập quá nhiều thứ, làm việc quá sức sẽ kém hiệu quả hơn, đôi khi căng thẳng làm trì trệ công việc.
Những người tham công tiếc việc, nghiện công việc thường rất khó khăn trong việc tạm dừng và để tồn đọng công việc sang ngày hôm sau. Để khắc phục vấn đề này, các bạn cần phải chia sẻ công việc hoặc nếu quá sức, hãy nên nghĩ về vấn đề tìm một việc khác phù hợp hơn với năng lực.

Trị liệu

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức trị liệu tâm lý có hiệu quả để điều trị chứng nghiện công việc, hay làm việc quá sức. Trong CBT, bệnh nhân học cách nhận ra các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực góp phần vào chứng nghiện công việctham công tiếc việc của họ. Sau đó, họ làm việc để thay thế những người có suy nghĩ và thói quen lành mạnh hơn, hợp lý hơn.
Liệu pháp này cũng rất quen thuộc và được dùng để điều trị cho chứng mất ngủ.

← Bài trước Bài sau →