Nghiện Và Giấc Ngủ - Các Chất Gây Nghiện, Chất Kích Thích Và Giấc Ngủ Có Mối Liên Quan Như Thế Nào?
- Người viết: Nhi lúc
- Giấc ngủ và Sức khỏe
Hiện có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa giấc ngủ và nghiện, các chất gây nghiện, các chất kích thích, các cơn nghiện khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng giữa chúng có mối liên hệ phức tạp. Đôi khi những người sử dụng rượu bia hoặc các chất điều trị mất ngủ cũng vô tình bị nghiện. Nghiện rượu, thuốc giảm đau gây nghiện, nghiện thuốc, nghiện internet, nghiện cờ bạc,….các chất kích thích. Ngay cả khi một người không gặp vấn đề về giấc ngủ trước khi nghiện, việc lạm dụng chất gây nghiện trong thời gian dài sẽ thay đổi cấu trúc giấc ngủ của não bạn, làm gián đoạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn. Người nghiện thuốc không thể nào ngủ được nếu không sử dụng một lượng thuốc nhất định nào đó. Mất ngủ được xem là một trở ngại lớn nhất trong việc điều trị cai nghiện.
Các chất gây nghiện khác nhau sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
1. Nghiện rượu và cần sa
Nghiện rượu:
Rượu được biết đến là các chất gây nghiện, chất kích thích gây trầm cảm, chúng nhất thời gây buồn ngủ và khiến nhiều người lầm tưởng nó là một chất có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Có khoảng 20 -30% người mất ngủ thừa nhận họ đã sử dụng rượu như thuốc ngủ và chúng khiến họ ngủ nhanh hơn.
Ngủ do rượu không được xem là một giấc ngủ ngon và người nghiện rượu thường gặp tình trạng như ác mộng, đái dầm, đổ mồ hôi đêm, ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ. Phần lớn rượu gây gián đoạn giấc ngủ phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ cơ thể của chúng ta. Chúng ta đi ngủ vào buổi tối khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, bộ não lúc này giải phóng melatonin gây cảm giác buồn ngủ và chúng ta thức dậy vào buổi sáng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trở lại. Đối với những người nghiện rượu, rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn, điều này lý giải vì sao uống nhiều rượu khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên khi lượng rượu được đào thải dần, cơ thể sẽ phải ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể lên dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi đêm và những người nghiện rượu tỉnh dậy sớm hơn, rút ngắn đáng kể thời gian ngủ.
Người nghiện rượu có rất ít thời gian cho giấc ngủ REM – giai đoạn giấc ngủ xảy ra các giấc mơ và bộ não làm nhiệm vụ sắp xếp lại ký ức, đào thải những vấn đề vụn vặt. Các nhà khoa học đã liên kết hiệu suất nhận thức ban ngày với người không có đủ thời gian cho giấc ngủ REM, kết quả thu được cho thấy những đối tượng nghiện rượu không có sự sáng tạo và tinh thần kém, trí nhớ giảm.
Người nghiện rượu cũng trải qua sóng não alpha và delta cùng nhau – chứ không phải riêng biệt, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Mất ngủ và thiếu ngủ có mặt trong suốt quá trình nghiện rượu và phục hồi.
Nghiện cần sa:
Ở Việt Nam, cần sa là loại nằm trong nhóm nguyên liệu bị cấm trồng trọt, khai thác và sử dụng. Mọi hoạt động sản xuất và sử dụng cần sa đều bị ngăn cấm tuyệt đối kể cả trong việc điều trị mất ngủ.
Giống như rượu, là một trong các chất kích thích, các chất gây nghiện, cần sa khiến mọi người lầm tưởng chúng là chất hỗ trợ giấc ngủ. Chúng không gây rút ngắn thời gian ngủ ở người sử dụng nhưng chúng khiến giấc ngủ của người nghiện cần sa bị gián đoạn, làm giảm lượng giấc ngủ REM. Nghiện cần sa có thể diễn biến nặng, tình trạng nghiện càng nặng càng tàn phá chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của người nghiện.
2. Chất kích thích: cocain, amphetamin, thuốc lắc gây ảo giác
Các chất kích thích như cocain, amphetamin và thuốc lắc đều là các loại có tác dụng gây hưng phấn mạnh cho người sử dụng, là các chất gây nghiện mạnh. Những người nghiện chất kích thích nói trên đều thích gây kích thích não bộ và các chất kể trên rất dễ can thiệp vào giấc ngủ.
Việc cung cấp chất kích thích khiến cơ thể dư thừa năng lượng đến mức khó ngủ, nếu sử dụng quá mức và liên tục trong thời gian dài rất dễ gây mất ngủ. Việc sử dụng cocain và thuốc lắc mãn tính đều làm giảm giấc ngủ REM , gây ra tình trạng thiếu ngủ có tác động rõ rệt đến hiệu suất nhận thức ban ngày của họ.
Thuốc lắc có tác dụng đặc biệt với kiến trúc não bộ và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giải thích cho vấn đề trên, các nhà nghiên cứu cho biết thuốc lắc tiêu diệt nồng độ serotonin của não. Chính serotonin là một phần của quá trình sản xuất melatonin giúp chúng ta buồn ngủ. Người nghiện thuốc lắc thường trải qua cảm giác mất ngủ trầm trọng hơn so với những đối tượng nghiện chất kích thích khác.
Các đối tượng nghiện chất kích thích ngay cả trong giai đoạn cai thuốc cũng gặp các vấn đề về cấu trúc giấc ngủ và nhịp sinh học vĩnh viễn.
3. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện
Thuốc giảm đau cũng được coi là một trong các chất gây nghiện. Cơ thể của chúng ta không có các cơ chế chống lại cơn đau, trong một vài trường hợp, thuốc giảm đau là điều vô cùng cần thiết. Các nhóm thuốc giảm đau thường được sử dụng và có nguy cơ gây nghiện như methadone, oxycodone và hydrocodone có sẵn ở dạng kê đơn. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện có thể chống lại các cơn đau từ vừa đến nặng như phẫu thuật, ung thư hoặc các căn bệnh mãn tính khác. Thuốc giảm đau gây nghiện hoạt động bằng cách gắn các thụ thể dopamin trong não của bạn, cho phép bộ não của bạn xử lý cơn đau tốt hơn.
Thuốc giảm đau gây nghiện nếu không được sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng quá liều, lạm dụng có thẻ gây hưng phấn tương tự như cocain so chúng tương tác với các thụ thể dopamin. Chúng cũng giống như nghiện rượu và chất kích thích, nhóm thuốc giảm đau gây nghiện rút ngắn giấc ngủ REM, giảm chất lượng giấc ngủ sâu khiến cơ thể không đủ thời gian để sửa chữa và phục hồi cơ thể. Phần lớn những người nghiện này ngủ giấc ngủ mơ màng, ít tác dụng phục hồi cơ thể và có nguy cơ cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Tác hại mà người nghiện thuốc giảm đau phải gánh chịu là chứng thiếu ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất, làm suy giảm trí nhớ, khả năng chịu đau cũng giảm đi đáng kể. Những người nghiện thuốc giảm đau và sau khi cai nghiện cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên (RLS). Ngay cả những người không nghiện thuốc giảm đau cũng cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ sau khi sử dụng thuốc.
4. Thuốc ngủ
Thuốc ngủ cũng giống như các nhóm thuốc giảm đau gây nghiện và có thể như các chất gây nghiện khác. Thuốc ngủ theo toa như Ambien, Sonata và Lunesta là dạng thuốc phổ biến được các bác sĩ kê toa, có thể gây nghiện nhưng được sử dụng hợp pháp. Tác dụng chữa mất ngủ và khống chế nghiện cần bệnh nhân sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn từ phía bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
Những người sử dụng thuốc ngủ có xu hướng dựa vào chúng để có giấc ngủ nhanh hơn và ngon hơn. Việc lạm dụng thuốc ngủ dần dần làm mất đi khả năng phục hồi và gây mất ngủ trầm trọng hơn. Những người nghiện thuốc ngủ có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với người bình thường, họ thường gặp nguy hiểm do tai nạn xe và bệnh ung thư.
5. Nghiện hành vi: Nghiện cờ bạc, nghiện internet và phương tiện truyền thông xã hội
Nghiện hành vi không có tác động từ thuốc hoặc các chất kích thích hay các chất gây nghiện khác, chúng đơn thuần là hành động ngăn cản giấc ngủ, làm suy yếu sức khỏe tinh thần. Người nghiện cờ bạc và nghiện internet có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và rối loạn tâm trạng. Khi kết hợp cùng chứng mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, tình trạng này còn làm ảnh hưởng tinh thần nhiều hơn. Nghiện cờ bạc và internet gây ảnh hưởng tinh thần, mất ngủ và ngược lại. Chúng giống như một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến con người.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát nhóm người sử dụng điện thoại thông minh ở nhiều độ tuổi khác nhau cho thấy, điện thoại thông minh có nguy cơ cao gây trầm cảm, lo lắng, khó ngủ và rối loạn chức năng ban ngày. Một số trường hợp nghiện internet mức độ nặng có khả năng gia tăng nguy cơ tự tử.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa lượng thời gian một cá nhân dành cho phương tiện truyền thông xã hội và mức độ nghiêm trọng của giấc ngủ bị xáo trộn. Có đến ¼ cá nhân gặp vấn đề về giấc ngủ cao hơn gấp đôi so với những người không nghiện internet và các phương tiện truyền thông.
Rối loạn giấc ngủ liên quan đến nghiện
Các triệu chứng nghiện khác nhau sẽ mang lại nhiều nguy cơ rối loạn giấc ngủ khác nhau. Rối loạn giấc ngủ do các chất gây nghiện, các chất kích thích, và các cơn nghiện gây ra bao gồm:
- Mất ngủ
Mất ngủ là hiện tượng thường gặp nhất ở các đối tượng nghiện. Người nghiện thường khó khăn để đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm hơn hoặc có nhiều biểu hiện tiêu cực trong khi ngủ. Kể cả những người nghiện rượu, nghiện thuốc và nghiện hành vi có thể dễ đi vào giấc ngủ tuy nhiên về lâu về dài giấc ngủ sẽ không đạt chất lượng như mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần và thể chất.
- Buồn ngủ ban ngày quá mức
Thông thường, nó xảy ra với chứng mất ngủ. Những người không thể ngủ cũng có xu hướng biểu hiện triệu chứng quá mẫn, thường xuyên ngủ hoặc ngủ vào ban ngày.
- Ác mộng:
Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những cá nhân nghiện các chất kích thích. Chúng là mất ngủ trở nên trầm trọng hơn, đôi khi đi kèm với mộng du hoặc nói mê sảng. Ngoài ra nhóm người trong quá trình cai nghiên cần sa hoặc cocain cũng có nguy cơ cao gặp ác mộng.
- Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn nhịp thở, người nghiện bị ngưng thở vài giây trong khi ngủ. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thư giãn các cơ cổ họng (thường xảy ra với người lạm dụng rượu và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn), hoặc do sự nhầm lẫn với não (như với người nghiện thuốc giảm đau gây nghiện và ngưng thở khi ngủ trung tâm).
Để thở lại bình thường bắt buộc bộ não phải thức dậy, điều này làm gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Một số người không nhớ hoặc không biết mình mắc chứng ngưng thở sau khi mình thức giấc. Có hơn nửa số người nghiện gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hội chứng chân không yên
RLS là một rối loạn trong đó các cá nhân trải qua cảm giác khó chịu ở các chi dưới chỉ có thể thuyên giảm bằng cách di chuyển chúng. Nhu cầu di chuyển liên tục của đôi chân để làm dịu cảm giác khiến bạn khó thư giãn đủ để chìm vào giấc ngủ. RLS ảnh hưởng đến một phần ba người nghiện và đặc biệt phổ biến ở những người nghiện các chất gây nghiện dạng thuốc phiện.
- Thiếu ngủ
Những người bị thiếu ngủ khiến chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể. Nghiện rượu, thuốc giảm đau gây nghiện, nghiện cờ bạc, nghiện internet,… gây thiếu ngủ bao gồm khó tập trung, khó nhớ mọi thứ, xử lý thông tin kém, khó kiểm soát cảm xúc, giảm thời gian phản ứng và về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Ở thanh thiếu niên, tình trạng thiểu là một yếu tố dự báo việc sử dụng cần sa và thuốc lá.
Phía trên là các vấn đề về nghiện, các chất gây nghiện, các chất kích thích và những ảnh hưởng của nghiện đến sức khỏe. Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về việc cai nghiện có ảnh hưởng đến giấc ngủ không và mẹo giúp người cai nghiện ngủ ngon hơn. Hãy theo dõi Nệm Khuyến Mại và đón đọc phần tiếp theo của bài viết này trong mục Blogs các bạn nhé!