Restless Là Gì? Hội Chứng Chân Không Yên – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Restless Là Gì? Hội Chứng Chân Không Yên – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ở nước ta, hội chứng chân không yên buồn bực chân tay khi ngủ còn khá xa lạ với nhiều người. Các triệu chứng bệnh xuất hiện thường bị phớt lờ và bỏ qua cho đến khi bệnh diễn biến nặng, biến chứng thêm một số bệnh có liên quan gây tổn hại đến sức khỏe thì người bệnh mới tìm đến bác sĩ.
Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp thêm một số thông tin bổ ích về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng chân không yên.

Restless là gì? Hội chứng chân không yên là gì?

hội chứng chân không yênrestless là gì
Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome)

Restless hay hội chứng chân không yên, buồn bực chân tay là bệnh lý về hệ thần kinh và gây ảnh hưởng ở chân hoặc tay. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở chân hoặc tay khi đang ngồi hoặc nằm, bất cứ khi nào chúng ta ngừng hoạt động cơ thể. Bệnh gây nên cảm giác cực kỳ khó chịu và gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, người mắc bệnh chân không yên phải cử động tay hoặc chân. Bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ và đối với những người đã mắc chứng mất ngủ, hội chứng chân không yên còn làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe.

Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome) xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh diễn biến nặng hơn khi lớn tuổi và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh chân không yên:

Nguyên nhân buồn bực chân tay

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng chân không yên khi ngủ. Một số cho rằng vấn đề nằm ở chỗ cơ thể mất cân bằng hóa chất dopamine não bộ. Có đến 50% số người mắc bệnh do di truyền từ các thành viên trong gia đình.

Phụ nữ thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng gặp phải hội chứng chân không yên. Trong những tháng đầu và cuối thai kỳ là giai đoạn người phụ nữ phải đối mặt với cảm giác buồn bực chân tay khi ngủ khó chịu do bệnh chân không yên gây ra. Chúng không chỉ tác động tiêu cực về mặt tinh thần mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng do không thể nghỉ ngơi hoàn toàn do thiếu ngủ – mất ngủ.

Một số nguyên nhân gây ra buồn bực chân tay như:

  • Sự tổn thương của các dây thần kinh ngoại biên đặc biệt là các dây thần kinh ở chân và tay do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và nghiện rượu.
  • Mặc dù hội chứng chân không yên không gây thiếu máu, thiếu sắt, tuy nhiên thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây bệnh và làm bệnh thêm trầm trọng. Các bệnh nhân thiếu sắt do có tiền sử mắc bệnh dạ dày, ruột, kinh nguyệt không đều hoặc hiếm máu quá nhiều có thể phát sinh hội chứng chân không yên khi ngủ.

Triệu chứng của bệnh restless

triệu chứng dấu hiệu chân không yên bồn bồn chồn
Triệu chứng chân không yên

Như đã nói, bệnh chân không yên xuất hiện ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến người cao tuổi. Ở mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Đôi khi người trưởng thành đã tiềm ẩn từ khi còn nhỏ và bệnh nặng hơn khi lớn tuổi. Người cao tuổi cần quan tâm chú ý triệu chứng bệnh để có thể điều trị tốt nhất bởi chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khó khắc phục hơn so với người trẻ tuổi.

Người mắc bệnh chân không yên thường gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

  • Ngứa ran ở hai tay hoặc hai chân
  • Bị chuột rút và thường xảy ra vào ban đêm
  • Có cảm giác ngứa, nhột như có con vật bò trên chân hoặc tay
  • Cảm giác căng cơ, giật cơ
  • Bệnh gây đau âm ỉ khó chịu
  • Cảm giác ngứa ngáy gặm nhấm
  • Cảm giác nóng buốt ở chân, tay hoặc cả hai.

Người bệnh đôi khi không cảm thấy rõ rệt bất kỳ chịu chứng nào trên đây nhưng phần lớn nhiều người nói rằng họ cảm thấy khó chịu và không thể ngồi yên quá lâu. Khi di chuyển cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào cường độ triệu chứng nhiều hay ít và bao lâu thì xảy ra cảm giác khó chịu thôi thúc người bệnh phải di chuyển.

Các triệu chứng đó hoạt động như thế nào?

Hội chứng chân không yên chỉ xảy ra khi người bệnh ngồi hoặc nằm yên một chỗ ví dụ như ngồi trên xe hơi, trong rạp chiếu phim, trong phòng họp hoặc thậm chí là trên giường ngủ. Người bệnh đối phó các cảm giác khó chịu bằng cách bước rộng chân, leo cầu thang hoặc đi bộ với tốc độ nhanh. Triệu chứng của bệnh chân không yên thường nặng hơn vào buổi tối buồn bực chân tay khi ngủ – đây là nguyên nhân vì sau bệnh gây mất ngủ nghiêm trọng.

dấu hiệu chân khôn không yên buồn bực chân tay khi ngủ
Cảm giác bồn chồn, mệt mỏi và khó ngủ có thể khiến người bệnh hiểu lầm mình đang mắc phải một vấn đề gì đó về tinh thần hoặc bị mất ngủ

Cảm giác bồn chồn, mệt mỏi và khó ngủ có thể khiến người bệnh hiểu lầm mình đang mắc phải một vấn đề gì đó về tinh thần hoặc bị mất ngủ. Việc sử dụng thuốc ngủ có thể gây nghiện và làm hội chứng chân không yên trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Nếu có một trong những dấu hiệu nói trên, các bạn hãy nhanh chóng tìm đến bệnh viện uy tín để kịp thời điều trị, tránh các bệnh mãn tính nguy hiểm phát sinh thêm.

Rối loạn cảm xúc theo mùa và rối loạn giấc ngủ, Triệu chứng, Nguyên nhân

Chẩn đoán và điều trị bệnh chân không yên(restless legs syndrome)

cách chữa điều trị hội chứng chân không yên restless legs syndrome
Cách điều trị hội chứng chân không

Dựa trên sự trình bày triệu chứng của người bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại bệnh viện một vài đêm để có thể quan sát và đánh giá tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm được đặt ra nhằm theo dõi thói quen ngủ, những cử động chân tay trong đêm, một số bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm cơ hoặc xét nghiệm thần kinh học để lọc bỏ các căn bệnh có triệu chứng trùng lặp.

Điều trị:

Việc điều trị hội chứng chân không yên khi ngủ cần thực hiện bằng thuốc và cải thiện môi trường sống.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Khi tìm được nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng chân không yên, bệnh nhân sẽ được tập trung điều trị tận gốc để rút ngắn thời gian cũng như tăng hiệu quả chữa trị. Đối với các bệnh nhân chân không yên do thiếu sắt hoặc suy giảm thần kinh ngoại biên, người bệnh được bổ sung sắt hoặc các chất cải thiện hệ thần kinh.

Thuốc dành cho người bệnh Parkinson: Người mắc chứng chân không yên khi ngủ có nguy cơ cao bị Parkinson tuổi già. Tương tự như chân không yên, người bệnh Parkinson bị rung tay hoặc chân và không điều khiển được hành động trên. Chính vì thế thuốc dành cho người bệnh Parkinson có thể làm giảm triệu chứng chân không yên, được kê toa điều trị cho những người có mức độ bệnh trung bình đến nặng. Những loại thuốc này làm giảm mức dopamine trong não từ đó giảm chuyển động chân khi ngủ. Người sử dụng thuốc có thể gặp phải tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.

Nhóm thuốc an thần và dãn cơ: Các loại thuốc này có thể làm giảm nhanh chóng triệu chứng khó chịu tuy nhiên có nguy cơ gây nghiện cao. Khi sử dụng thuốc cần phải được sự cho phép và thông qua liều lượng khuyến cáo từ phía bác sĩ. Dùng quá ít hoặc quá nhiều không có tác dụng tốt điều trị hội chứng chân không yên khi ngủ. Thuốc chữa động kinh: Nhóm thuốc này cũng mang lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân. Chúng có thể ức chế chuyển động chân tay và làm ngủ ngon hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

Thuốc điều trị buồn bực chân tay khi ngủ cải thiện triệu chứng bệnh trong vòng vài giờ. Nếu thấy triệu chứng xuất hiện lại, các bạn phải cân nhắc việc bổ sung liều thông qua sự cho phép từ phía bác sĩ. Phụ nữ mang thai và cho con bú không được phép sử dụng thuốc điều trị hội chứng chân không yên khi ngủ. Một số loại thuốc có thể gây nghiện và gây tác dụng phụ. Nếu quá trầm trọng, hãy yêu cầu bác sĩ điều trị của mình đổi sang một loại thuốc khác.

Cải thiện môi trường sống:

điều trị hội chứng chân không yên cải thiện không gian phòng ngủ

Môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống, luyện tập đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hội chứng chân không yên. Một số lời khuyên đưa ra cho các bạn như sau:

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ít nhất là 7 giờ đồng hồ một đêm cho người trưởng thành. Loại bỏ các thức ăn quá béo, các loại thực phẩm chứa cafein, chất kích thích. Tăng cường luyện tập thể thao để tăng sự dẻo dai và khỏe mạnh cho cơ thể. Thời gian luyện tập thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên ăn quá no hoặc vận động quá sức ít nhất 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên khi ngủ cần cải thiện môi trường phòng ngủ thật lý tưởng. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, đảm bảo phòng được tối và yên tĩnh. Đừng để vấn đề về công việc hoặc cuộc sống làm phân tâm và gây khó ngủ. Khi khó ngủ, các triệu chứng của bệnh chân không yên sẽ trầm trọng thêm.
Thay đổi chiếc nệm ngủ mới bằng chất liệu cao su thiên nhiên êm ái sẽ là điều cần thiết để bạn có thể ngủ ngon hơn. Các biện pháp thư giãn như ngâm chân trong nước ấm, thiền hoặc Yoga có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Sử dụng tinh dầu giúp tinh thần thoải mái và dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, các bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân mình. Việc phòng ngừa bệnh mất ngủ và hội chứng chân không yên nên được thực hiện ngay từ bây giờ bằng cách áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh chân không yên và mất ngủ, các bạn nên tìm đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nghiện và xảy ra tác dụng phụ cho cơ thể.

← Bài trước Bài sau →