Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Rối Loạn Giấc Ngủ
- Người viết: Nhi lúc
- Giấc ngủ và Sức khỏe
Rối loạn giấc ngủ là gì? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với con người. Ở từng độ tuổi khác nhau, giấc ngủ sẽ làm những nhiệm vụ khác nhau nhằm duy trì sự sống, phát triển và khỏe mạnh. Rối loạn giấc ngủ , bất kỳ dấu hiệu nào của giấc ngủ đều cần phải lưu ý vì rất có thể chúng gây nên những căn bệnh phiền toái cho bản thân chúng ta. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là căn bệnh cần đề phòng và nhanh chóng điều trị nếu không may vướng phải.
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là giấc ngủ bình thường ở người trưởng thành kéo dài từ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi đêm, số giờ ngủ ở trẻ em đang phát triển nhiều hơn gấp đôi số giờ ngủ của người trưởng thành và đối tượng người cao tuổi có thời gian ngủ ngắn nhất chỉ từ 6 – 7 giờ đồng hồ.
Khi có triệu chứng khó ngủ – mất ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn hoặc dài hơn bất thường đều được coi là rối loạn giấc ngủ. Những trường hợp không xác định được nguyên nhân thực thể, người bệnh chỉ nhận thấy nguyên nhân bên ngoài như biến động tâm lý, stress, mệt mỏi.
Thực chất, chứng rối loạn giấc ngủ có rất nhiều kiểu khác nhau như:
- Ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi đêm
- Ngủ nhiều hơn 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm
- Rối loạn nhịp thức – ngủ
- Chứng ngủ rũ
- Tình trạng mộng du, kích động
Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, ngủ nhiều, chứng ngủ rũ,…các nhà chuyên môn đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến như:
- Stress
- Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh
- Người cao tuổi
- Các rối loạn tâm thần
- Thay đổi môi trường (thay đổi giờ giấc làm việc hoặc thay đổi múi giờ)
- Bệnh lý tim mạch
- Hội chứng chân không yên
- Bệnh lý nội tiết chuyển hóa (tăng hoặc giảm đường huyết, cường giáp,…)
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Các bệnh lý về hô hấp
- Những tổn thương hệ thần kinh trung ương
Bệnh rối loạn giấc ngủ ở mỗi người sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, để điều trị hiệu quả, nhanh chóng, người bệnh cần đến thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn. Thông thường, roi loan giac ngu đa phần gây nên chứng mất ngủ và tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến.
Triệu chứng bệnh rối loạn giấc ngủ
1. Mất ngủ
Người bệnh thường ngủ ít hơn 6 giờ đồng hồ mỗi ngày, một tuần thường trải qua 3 lần mất ngủ và tình trạng này kéo dài trên 1 tháng.
Mất ngủ do chứng rối loạn giấc ngủ còn gây ra cảm giác khó chịu, mất nhiều thời gian để ru ngủ. Một số đối tượng ngủ trong trạng thái mơ hồ và không đạt được trạng thái sâu giấc.
Người bị mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị sớm sẽ biến chứng thành các bệnh mãn tính khó điều trị khác.
2. Ngủ nhiều
Phần lớn những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày và kéo dài trong một khoảng thời gian là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Không nhiều người quan tâm đến vấn đề này, đôi khi họ cảm thấy phiền toái hoặc mất quá nhiều thời gian cho việc ngủ.
Ngủ nhiều do roi loan giac ngu khiến người bệnh không thực sự thoả mãn, luôn có cảm giác mệt mỏi.
Không nên nhầm lẫn với trạng thái ngủ nhiều do tác dụng của thuốc (các thuốc chữa dị ứng, thuốc gây mê,…). Tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ngủ nhiều thường kéo dài trên 1 tháng.
3. Rối loạn nhịp thức – ngủ
Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở những người phải thường xuyên làm việc xoay ca, thay đổi múi giờ. Việc thức và đi ngủ thay đổi liên tục khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể sai lệch.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ này khiến người bệnh khó ngủ, mất một thời gian rất lâu mới có thể đi và giấc ngủ. Đôi khi giấc ngủ không thể đạt đến giai đoạn ngủ sâu, đó là lý do khiến người bệnh luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.
Bệnh không có các bệnh lý đi kèm cũng như không phải do thuốc hoặc bệnh lý thần kinh gây ra.
4. Bệnh mộng du và ngủ mơ
Cách biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ này thường diễn ra ở 1/3 thời gian đầu giấc ngủ. Người bị mộng du thường đi ra khỏi giờ trong trạng thái mở mắt thậm chí là nhắm mặt, không nhận biết được trạng thái giao tiếp với mọi người xung quanh. Sau khi thức dậy, người bị mộng du thường không nhớ những gì đã xảy ra. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng thường để lại những vết thương trong khi di chuyển mà không có ý thức giữa đêm khuya.
Ngủ mơ (bóng đè) là dấu hiệu do chứng rối loạn giấc ngủ gây ra. Chúng gây hoảng sợ, giật mình và khiến người bệnh tỉnh giấc. Mỗi đêm tình trạng này lập lại từ 2 – 3 lần khiến cơ thể không có được giấc ngủ sâu gây mệt mỏi kéo dài. Người bệnh có cảm giác khó thở, đôi khi giống như bị rơi xuống vực sâu, một số phát ra tiếng kêu, một số phản kháng trong im lặng mà người ngoài không nhận biết được. Người hoảng sợ khi ngủ do rối loạn giấc ngủ sau khi thức giấc tim đập nhanh, đồng tử giãn, có hiện tượng vã mồ hôi, thở dốc.
5. Chứng ngủ rũ
Đây là một trong những biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ. Đây là bệnh hiếm gặp và không nhiều người biết đến bệnh lý này. Ngủ rũ thường gây hiện tượng buồn ngủ liên tục, đôi khi kéo dài cả ngày. Họ có thể ngủ bất cứ lúc nào ngay cả khi đang ăn, đang nói chuyện. Điều này gây nguy hiểm rất lớn cho những ai thường xuyên phải lái xe hoặc làm việc trong môi trường xây dựng, cơ khí, kỹ thuật.
Điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, dựa vào một số chẩn đoán chuyên khoa mà bác sĩ sẽ là người đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi có một trong những triệu chứng của roi loan giac ngu, người bệnh cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Cải thiện giấc ngủ là vấn đề trọng tâm nhất trong suốt quá trình điều trị. Điều trị chứng bệnh rối loạn giấc ngủ cần phải:
- Xây dựng lại thời gian thức và ngủ hợp lý, đảm bảo dành ra từ 7 – 8 tiếng để ngủ đối với người trưởng thành.
- Bố trí không gian ngủ phù hợp: hạn chế tối đa tiếng ồn, ánh sáng, sắm cho mình chiếc nệm ngủ phù hợp
- Chế độ ăn uống và duy trì tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện giấc ngủ.
- Kết hợp sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ hoặc một số bài thuốc dân gian hỗ trợ cũng mang lại hiệu quả tốt.